Tăng cường truyền thông phòng, chống COVID-19; Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19; Phòng, chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân; Phòng chống bệnh liên cầu lợn trên người
Thứ Ba, 21/4/2015 - 11:37

Bộ Y tế tổ chức hội nghị phối hợp liên ngành trong công tác phòng chống sốt xuất huyết tại Việt Nam

  • |
T5g.org.vn - Ngày 28/6/2024, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam tổ chức Hội nghị phối hợp liên ngành trong công tác phòng chống sốt xuất huyết tại Việt Nam. PGS. TS. Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế và bà Angela Pratt, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam đồng chủ trì Hội nghị.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị, PGS. TS. Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh: Trong thời gian qua, phòng, chống sốt xuất huyết luôn được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm; Chương trình Phòng chống sốt xuất huyết được đưa vào Chương trình mục tiêu quốc gia hơn 10 năm qua, đã góp phần đạt 3 mục tiêu: giảm tỷ lệ mắc, giảm tỷ lệ tử vong và khống chế không xảy ra dịch lớn. Mặc dù vậy, do nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan, từ đặc điểm của bệnh; vấn đề biến đổi khí hậu, thiên tai, lụt bão; đô thị hoá, di dân, giao thương du lịch gia tăng; các hành vi, thói quen của người dân đến các khó khăn về nguồn lực đầu tư và hạn chế trong phối hợp liên ngành nên việc kiểm soát, phòng chống sốt xuất huyết ngày càng gặp nhiều khó khăn và thách thức.

Bộ Y tế xác định công tác phòng, chống sốt xuất huyết không chỉ là vấn đề của riêng ngành y tế mà cần sự vào cuộc các cả hệ thống chính trị, sự tham gia phối hợp của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội, bạn bè quốc tế, người dân, cộng đồng và toàn xã hội. Bộ Y tế đánh giá cao sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội và bạn bè quốc tế trong công tác phòng, chống sốt xuất huyết thời gian qua và mong muốn tiếp tục phối hợp chặt chẽ, tăng cường trao đổi, hợp tác chia sẻ kinh nghiệm; đồng thời cam kết mạnh mẽ để chung tay đẩy lùi dịch bệnh, hướng tới một thế giới, một khu vực, một quốc gia không có sốt xuất huyết.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương đề nghị: Các đơn vị, chuyên gia, nhà khoa học chia sẻ kinh nghiệm, bài học và tập trung thảo luận, đề xuất các khuyến nghị và giải pháp trong phòng chống sốt xuất huyết về giám sát, dự báo, phòng, chống véctơ, chẩn đoán và điều trị; sử dụng vắc xin; truyền thông thay đổi hành vi và nhất là công tác phối hợp liên ngành trong phòng chống sốt xuất huyết theo cách tiếp cận một sức khỏe nhằm đạt được mục tiêu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho nhân dân.

Các đại biểu tham dự Hội nghị

Tại Việt Nam, sốt xuất huyết đã lưu hành ở hầu hết số các địa phương trên cả nước. Sốt xuất huyết là nguyên nhân làm cho khoảng 100.000 trường hợp phải nhập viện và gần 100 trưởng hợp tử vong mỗi năm, trong đó có nhiều trường hợp là trẻ em. Năm 2022, số mắc sốt xuất huyết lên đến trên 300.000 trường hợp và trên 300 trường hợp tử vong. Sốt xuất huyết không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của người bệnh và gia đình mà còn làm tổn thất đến kinh tế, xã hội và gia tăng nguy cơ đói nghèo.

TS. Hoàng Minh Đức trình bày báo cáo tại Hội nghị

Về tình hình dịch sốt xuất huyết tại nước ta, TS. Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) nhận định: Số mắc sốt xuất huyết có xu hướng gia tăng trong khoảng tháng 6 do thời tiết cao điểm nắng nóng, mưa nhiều thuận lợi cho lăng quăng, muỗi truyền bệnh phát triển và số mắc thường đạt đỉnh trong khoảng thời gian mưa bão, từ tháng 7 đến tháng 10. Năm 2024, dự báo số mắc tiếp tục gia tăng trong các tháng tới và diễn biến phức tạp đặc biệt các tỉnh miền Nam, miền Trung và Hà Nội nếu không tích cực, quyết liệt triển khai các biện pháp phòng chống ngay từ đầu mùa dịch.

Để công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết tiếp tục hiệu quả, TS. Hoàng Minh Đức kiến nghị: các các đơn vị cần chủ động ban hành Kế hoạch sớm, ngay từ đầu năm; tổ chức các hội nghị toàn quốc về phòng chống và kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo; tổ chức các đoàn kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống sốt xuất huyết tại các địa phương; chủ động giám sát, điều tra, xử lý ổ dịch kịp thời; phun hoá chất chủ động tại các khu vực có nguy cơ cao; phân tuyến điều trị, chuẩn bị thuốc, hoá chất, vật tư, đảm bảo thu dung, điều trị, hạn chế tử vong…

Trọng Tiến

Tin khác

bộ y tế Bảo Sơn vietnnamnet sức khỏe & đời sống logo7 viettel y tế thế giới vnexpress

Lên đầu trang